Chứng tiểu đêm là gì?
+ Tiểu đêm được định nghĩa khi cần thức dậy về đêm và đi tiểu (ngược lại với đái dầm ở trẻ em). Tiểu 1 lần trong đêm vẫn được xem là bình thường, thuật ngữ “tiểu đêm” là triệu chứng cắt nghĩa khi Bệnh nhân đi tiểu nhiều lần hơn bình thường (>1 lần/đêm).
+ Ở những người mắc chứng trạng bệnh lý thận hư thận yếu, thông thường số lần đi tiểu vào ban đêm trên 2 lần, hoặc số lượng nước tiểu quá ¼ so với lượng nước tiểu cả ngày, tiểu đêm 1 lần/1 tiếng, lượng nước tiểu gần hoặc vượt quá lượng nước tiểu ban ngày, gọi là chứng tiểu đêm nhiều lần.
Nguyên nhân của chứng tiểu đêm
+ Tiểu đêm không xuất phát từ bệnh lý: Uống nhiều nước, hằng ngày hay uống các đồ uống có chất kích thích, sử dụng thuốc có tính lợi tiểu, yếu tố tâm lý như lo lắng, căng thẳng, mất ngủ, do mang thai.
+ Tiểu đêm bệnh lý: Phì đại tuyến tiền liệt, sa tử cung do sinh đẻ ở nữ giới, suy thận mạn tính, sỏi thận, thận hư, đái tháo đường, đái tháo nhạt…
Phòng ngừa chứng tiểu đêm
+ Hạn chế uống nước nhiều, không ăn nhiều canh, không uống bia rượu, trà, cà phê vào buổi tối trước khi đi ngủ.
+ Tăng cường rau xanh, chất xơ, không ăn quá nhiều thịt, muối.
+ Không nên ăn nhiều loại quả có chứa nhiều nước như dưa hấu, bưởi, cam… vào buổi tối.
+ Tạo thói quen đi tiểu trước khi đi ngủ.
+ Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, không lo lắng và stress…
+ Tập thói quen đi tiểu đúng giờ.
+ Không uống các thuốc lợi tiểu vào buổi tối trước khi đi ngủ.
+ Massage, ngâm vùng hậu môn bằng nước ấm.
Để điều trị chứng tiểu đêm cần tìm đúng nguyên nhân để điều trị đúng phương pháp.