Theo y học cổ truyền thì thận là một trong những tạng phủ quan trọng nhất của con người được đánh giá cao chỉ sau tâm (tim). Trạng thái con người như thế nào phần lớn đều do thận quyết định. Thận có ý nghĩa nhiều về sự phát dục, trưởng thành, thọ yểu của con người. Về giải phẫu thì thận là hai quả thận như quan niệm của y học hiện đại.
Vai trò của thận trong YHCT
1. Thận tàng tinh
Tinh thể chia làm hai loại: chứa “Tinh” sinh dục, cũng là chủ quản việc sinh sản của con người. Mặt khác, còn chứa tinh của lục phủ ngủ tạng cũng là chủ quản sinh trưởng của con người, bao gồm sự phát dục và các hoạt động trọng yếu khác.
2. Thận chủ thủy
Thận là cơ quan trọng yếu để điều tiết và thay thế thế nước trong cơ thể, cho nên gọi là thủy tạng.
3. Thận chủ cốt thủy
Thận tàng tinh, tinh sinh thủy, thông về não vì vậy thận tinh đầy đẩu thì xương, tủy, não đều khỏe mạnh, chân tay nhanh nhẹn, có sức,hành động linh lợi, tinh dục dồi dào, tai thính mắt sáng. Thận tinh không đủ, thường sinh ra động tác chậm chạp, xương cốt mềm, sức yếu, thiếu máu.
Ngoài ra, răng là phần thừa của xương, nếu thận khí hư suy thì rang lợi dễ bị lỏng lẻo và rụng.
4. Thận chủ nạp khí
Hô hấp tuy do phế (phổi) chủ quản nhưng tất nhiên cần sự hiệp đồng của thận. Thận có tác dụng hỗ trợ phế hít khí , giáng khí gọi là nạp khí. Nếu thận không nạp khí sẽ sinh ra hóa xuyễn, ngắn hơi.
5. Thận khai khiếu ở tai (phía trên), ở nhị âm (phía dưới)
Tai và thận liên quan với nhau, vì là khiếu trên của thận, cho nên thận khí sung túc thì tai nghe được bình thường, thận khí hư thì tai ù, tai điếc. Nhị âm là đường đại tiện và tiểu tiện, là khiếu dưới của thận, nên sự bài tiết của thận có liên quan trực tiếp. Nếu thận khí hư sẽ dẫn đến việc tiểu tiện không cầm hoặc tiểu són. Thận âm bất túc sẽ dẫn đến đại tiện bí. Mệnh môn hỏa suy gây ỉa chảy lúc sáng sớm.
6. Thận vinh nhuận ra tóc
Lông tóc rụng và sinh trưởng thường phản ánh sự thịnh suy của thận khí. Thận khí suy thì lông tóc thưa, rụng hoặc bạc, khô xác.
Một số bệnh của thận theo quan niệm y học cổ truyền:
1.Suy giảm chức năng sinh lý:
Theo y học cổ truyền thì thận là nơi chứa tinh, tàng tinh cho cơ thể. Thận có thận âm và thận dương khi thận âm và thận dương giao hòa thì cơ thể khỏe mạnh , dẻo dai, khi mà âm dương mất cân bằng sẽ dẫn đến nhiều bệnh khác nhau. Nam giới sẽ có các triệu chứng như xuất tinh sớm, liệt dương, mộng tinh và các bệnh về tinh dịch, nữ giới sẽ có các triệu chứng như kinh nguyệt không đều, khí hư bạch đới.
2. Đau lưng, mỏi gối
Thận chủ cốt do đó khi bị đau lưng , mỏi gối theo đông y người ta nghĩ ngay đến thận đã bị hao tổn.
Những người có thể chất gầy yếu, mệt mỏi quá độ, thường xuyên phải lao động , mang vác nhiều hay do tuổi tác đều có thể hay gặp đau lưng rất có thể những người này thận khí đã bị tổn thương , dẫn đến thận tinh không đủ, lúc này sử dụng những bài thuốc bổ thận sẽ mang lại kết quả tốt giảm bớt chứng đau lưng mỏi gối.
3. Tiểu đêm nhiều lần
Thận có chức năng chủ thủy, thanh lọc phần nước trong cơ thể. Do đó khi cơ thể xuất hiện triệu chứng đi tiểu nhiều, tiểu về đêm nguyên nhân đa phần là do thận khí hư hiếu gây ra.
Điều trị bệnh liên quan đến thận như thế nào ?
Nguyên tắc điều trị: Thiếu phần nào bổ sung phần đó. Dương hư thì bổ dương, Âm hư thì bổ âm.
Phương pháp điều trị: có 2 phương pháp chính:
– Không dùng thuốc: Xoa bóp, bấm huyết, tập khí công, dưỡng sinh…giúp bổi bổ thận khí.
– Dùng thuốc:
+ Sử dụng các bài thuốc cổ phương. Âm hư sử dụng bài thuốc bổ âm như: Lục vị hoàn. Dương hư sử dụng bài thuốc bổ dương như: Thận khí hoàn…
+ Phương pháp dùng các sản phẩm kết hợp, có tác dụng song bổ: vừa bổ dương vừa bổ âm mang lại hiệu quả tích cực.
Điển hình trong các bài thuốc có tác dụng song bổ là bài thuốc kết hợp sâm nhung bổ thận. Hai loại thảo dược điển hình của sâm nhung bổ thận là nhung hươu, nhân sâm, hai loại thảo dược quý trong tứ thượng dược: sâm , nhung , quế , phụ thường được các vua chúa hay dùng. Nhung hươu, nhân sâm có tác dụng đại bổ nguyên khí là vị thuốc hàng đầu trong y học phương đông. Ngoài ra còn có đẳng sâm bổ khí ; đương quy bổ huyết ; cẩu tích bổ can, thận, mạnh gân cốt, cao ban long bổ thận, viễn trí an thần ích trí, hà thủ ô đỏ bổ máu, an thần.
Bài thuốc kết hợp sâm nhung bổ thận có thể nói là một giải pháp điều trị các chứng bệnh liên quan đến tổn thương thận hiệu qủa.