Đau lưng là triệu chứng đau nhức xương khớp thường gặp ở người cao tuổi. Tuy bệnh không nguy hiểm cấp tính nhưng lại ảnh hưởng đến sinh hoạt, vận động của người bệnh. Vậy nguyên nhân nào gây đau lưng và cách chữa trị phòng ngừa ra sao? Hãy cùng nhãn hàng Sâm nhung bổ thận TW3 tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.
1. Đau lưng là gì?
Đau lưng là tình trạng đau vùng vai gáy và cột sống thắt lưng phía sau. Cơn đau mỏi có thể kéo dài từ đỉnh đốt sống ngực đến đáy đốt sống thắt lưng. Tình trạng đau này thường xuất phát từ các bệnh lý vùng cơ xương khớp, cột sống, dây thần kinh gây ra. Hoặc cũng có thể do các nguyên nhân từ động mạch, tuyến tụy, bệnh thận…
Tùy vào mức độ và thời gian kéo dài bệnh mà đau lưng thường được chia thành 2 cấp độ là:
- Đau lưng cấp tính: Bệnh thường đột ngột khởi phát, có thể kéo dài đến 6 tuần.
- Đau lưng mạn tính: Cơn đau thường xảy ra trong một thời gian dài, có thể kéo dài hơn 3 tháng.
2. Các vị trí đau lưng thường gặp
Đau lưng có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào ở vùng vai gáy và cột sống. Thông thường có 3 vị trí đau lưng thường gặp, đó là:
Đau lưng trên
Vị trí đau thường xảy ra từ cổ tới hết khung sườn. Đặc biệt thường gặp ở vị trí đốt sống ngực T1-T12. Các cơn đau có thể khởi phát đột ngột rồi biến mất hoặc kéo dài dai dẳng. Ngoài ra cơn đau có thể kèm cảm giác nóng và căng cứng khó chịu.
Đau lưng giữa
Có thể xảy ra ở mọi đối tượng, khi đó người bệnh thường có biểu hiện đau âm ỉ hoặc dữ dội, kèm tức ngực và tê ngứa tay chân.
Đau lưng dưới
Là tình trạng đau vùng cột sống thắt lưng từ L1 – L5 và hệ thống gân cơ, dây chằng xung quanh. Đây là vị trí đau lưng thường gặp hơn so với các vị trí đau lưng khác. Cơn đau có thể đột ngột hoặc âm ỉ, có thể lan xuống mông đùi, cẳng chân, bàn chân. Ngoài đau nhức còn kèm cảm giác tê bì, châm chích, nóng rát khó chịu. Nếu không chữa trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng như yếu liệt 2 chân, đi tiểu không kiểm soát…
Đau lưng bên phải hoặc bên trái
Là tình trạng cơn đau chỉ xuất hiện ở một bên lưng. Nguyên nhân có thể do sự sai lệch giữa các khớp ở đốt sống vùng chậu, thắt lưng hoặc khớp hông.
3. Nguyên nhân gây đau lưng
Đau lưng có thể là dấu hiệu thông thường khi vận động sai tư thế. Nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm.
3.1. Thoái hóa cột sống vùng cổ hoặc thắt lưng
Khi bị thoái hóa cột sống vùng cổ vai gáy sẽ gây mòn lớp sụn giữa xương, khiến cọ xát các đầu đốt sống gây đau. Tính chất đau thường âm ỉ, đau tăng khi vận động mạnh, cúi người. Tình trạng nặng có thể gây thoái hóa khớp liên mấu, cơn đau lan ra 2 bên bẹ sườn hoặc trước ngực. Nếu thoái hóa gây chèn ép dây thần kinh cột sống có thể gây tê bì, ngứa ở cánh tay.
Hoặc tình trạng thoái hóa cột sống vùng thắt lưng có thể phá hủy cấu trúc của cột sống thắt lưng và làm suy giảm chức năng vận động. Ngoài cơn đau liên tục, thoái hóa đốt sống có thể khiến bệnh nhân bị cứng lưng dưới và hạn chế vận động. Cơn đau tăng khi vận động, cúi người, ngồi lâu. Khi tình trạng nặng có thể đau lan xuống vùng mông, chân gây tê bì, vận động khó khăn.
3.2. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Tình trạng này khiến nhân nhầy tràn ra ngoài chèn ép dây thần kinh cột sống gây đau. Tính chất đau thường âm ỉ vùng lưng trên, có thể đau lan ra 2 bên mạn sườn kèm cảm giác tê bì. Tình trạng nặng tủy sống bị chèn ép có thể gây mất cảm giác chân tay, rối loạn đi tiểu. Khi có những dấu hiệu nhẹ cần đi thăm khám và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm.
3.3. Hẹp ống sống
Là tình trạng không gian bên trong ống sống bị thu hẹp, gây áp lực lên tủy sống và các dây thần kinh cột sống. Khi bị chèn ép dây thần kinh có thể kèm cảm giác tê bì, nóng rát lan ra phía trước. Ngoài ra có thể đau tê nhức kèm yếu cơ.
3.4. Gai cột sống
Đây là tình trạng gai xương chèn ép lên các dây thần kinh gây ra đau nhức vùng vai gáy hoặc thắt lưng. Mức độ nặng có thể làm giảm hoặc mất khả năng vận động.
3.5. Đau thần kinh tọa
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dày và dài nhất của cơ thể. Nó chạy qua hông, mông và kéo dài xuống chân, bàn chân, ngón chân.
Đau thần kinh tọa là cơn đau bắt nguồn từ vùng lưng dưới lan xuống mông, chân. Tính chất cơn đau từ nhẹ đến dữ dội. Nguyên nhân có thể do chấn thương, viêm hoặc chèn ép dây thần kinh vùng lưng dưới. Tình trạng nặng có thể dẫn đến tê bì chân, ngứa ran khó chịu.
Các nguyên nhân khác
Bên cạnh các nguyên nhân bệnh lý, một số chế độ sinh hoạt ăn uống không hợp lý cũng có thể làm tăng nguy cơ đau nhức lưng như:
- Tuổi cao: Tuổi càng cao càng gia tăng nguy cơ đau lưng do nguyên nhân lão hóa.
- Thói quen lười vận động: Làm khí huyết cơ thể kém lưu thông, các cơ cũng yếu dẫn dễ gây đau nhức vai lưng.
- Rối loạn tâm lý: Thường xuyên lo âu, stress, căng thẳng cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Từ đó làm giảm lưu thông máu trong cơ thể dẫn tới cảm giác đau nhức.
- Hút thuốc lá: Làm giảm lượng máu đến cột sống đồng thời làm tăng nguy cơ loãng xương. Từ đó dễ gây đau nhức xương khớp
- Người béo phì: Tạo áp lực cho cơ thể, đặc biệt vùng lưng từ đó dẫn tới các cơn đau vùng lưng.
4. Khi nào cần đi thăm khám
Khi cơn đau lưng không khỏi sau 2 tuần tự điều trị, người bệnh nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế để chữa trị kịp thời. Đặc biệt khi gặp tình trạng đau lưng kèm các triệu chứng sau nên đi thăm khám ngay:
- Sốt và ớn lạnh.
- Đau lan xuống bụng dưới
- Đau dai dẳng kèm tê yếu chân
- Tiểu không tự chủ hoặc bí tiểu
5. Biện pháp phòng ngừa đau lưng
Để phòng ngừa tình trạng đau lưng, trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày chúng ta cần lưu ý:
- Chế độ ăn uống: Đầy đủ Canxi và Vitamin D giúp xương chắc khỏe.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Tránh tình trạng béo phì, thừa cân gây áp lực lên cột sống
- Thường xuyên vận động tập luyện: Hàng ngày tập luyện 30 phút, 5 ngày một tuần giúp cơ thể dẻo dai và tăng cường sức khỏe
- Tư thế ngồi làm việc thẳng lưng, mỗi 1 tiếng nên đứng lên di chuyển hoặc vận động nhẹ
6. Giải pháp chữa trị bệnh đau lưng
Tùy vào vị trí và mức độ đau mà có thể áp dụng các biện pháp dùng thuốc hoặc không dùng thuốc để chữa đau lưng.
Biện pháp dùng thuốc
Thường dùng các thuốc giúp cải thiện triệu chứng đau như:
- Thuốc giảm đau
- Thuốc giãn cơ
- Thuốc chống viêm
- Biện pháp không dùng thuốc
Vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu giúp cơ lưng và cơ bụng tăng tính linh hoạt hơn. Đồng thời các bài tập cũng giúp cải thiện tư thế vận động trong sinh hoạt hàng ngày. Cần kiên trì thực hiện các bài tập này để ngăn ngừa cũng như phòng tránh tái phát cơn đau.
Phẫu thuật
Nhiều trường hợp nặng chấn thương gãy xẹp đốt sống hoặc thoát vị đĩa đệm có thể được chỉ định điều trị nội khoa là phẫu thuật. Tuy nhiên cần cân nhắc kỹ giải pháp này vì có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
7. Thuốc Sâm nhung bổ thận TW3 trị chứng thận hư thận yếu, điều trị tình trạng đau lưng hiệu quả
Sâm nhung bổ thận TW3 là sản phẩm của Công ty CP Dược phẩm TW3 với hơn 60 năm kinh nghiệm sản xuất thuốc Đông dược. Với thành phần chiết xuất từ Nhân sâm, Nhung hươu và hơn 20 thảo dược khác, Sâm nhung bổ thận TW3 có tác dụng bổ thận cố tinh, điều trị chứng thận hư thận yếu cho cả nam và nữ trong các trường hợp:
- Tiểu đêm nhiều lần
- Sinh lý yếu
- Đau lưng mỏi gối
Thuốc có thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên nên an toàn lành tính. Tuy nhiên thảo dược thường cho hiệu quả từ từ, người bệnh cần kiên trì sử dụng đủ liệu trình từ 30-45 ngày để thuốc phát huy hiệu quả tối đa.
Bài viết trên đã cung cấp các thông tin từ nguyên nhân, triệu chứng đến cách chữa trị tình trạng đau lưng. Hy vọng các thông tin trên giúp bạn đọc có cách phòng ngừa cũng như điều trị đau lưng hiệu quả. Nếu cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ tổng đài 1800.1286 để được hỗ trợ và giải đáp.